Các triều đại Việt Nam
Blog này viết về Các triều đại của Việt Nam một cách tóm tắt và ngắn gọn các chi tiết quan trọng nhằm giúp cho người đọc dễ nhớ nhất. Hy vọng các kiến thức trong blog sẽ giúp cho các bạn nhiều trong cuộc sống và trong học tập.
Nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương (541 - 602)
NHÀ TIỀN LÝ VÀ LÝ NAM ĐẾ
Diễn biến khởi nghĩa:
Gần 300 năm sau cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248), nước ta lại có xuất hiện thêm một vị anh hùng mới, người đã đặt nền móng đầu tiên cho nhà nước Vạn Xuân độc lập. Đó là anh hùng Lý Bí.
Năm 542, Lý Bí khởi nghĩa chống giặc nhà Lương bấy giờ đang đô hộ nước ta.
Khởi nghĩa chống quân Lương năm 542 - 544 |
Năm 543, quân Lương sang xâm lược lần nữa nhưng đã bị ông phục kích đánh bại tại bán đảo Hợp Phố, phía bắc Giao Châu.
Hình thành:
Năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, tự xưng là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân (với hy vọng đất nước yên bình muôn đời). Đóng đô tại cửa sông Tô Lịch (Hà Nội ngày nay) và cho dựng điện Vạn Thọ.
Triều đình gồm hai ban văn võ, trong số các quan võ có Triệu Quang Phục là một vị tướng trẻ và có tài nên được trọng dụng.
Sụp đổ:
Năm 545, quân Lương một lần nữa sang xâm lược, lần này chúng quyết tâm chiếm lấy nước ta cho được.
Sau nhiều cuộc tấn công và phản kích của cả hai bên, người ngựa đều đã mệt mỏi. Tuy nhiên, với sự gian xảo của mình, tướng giặc đã đánh úp Lý Nam Đế khiến ông phải lui vào động Khuất Lão.
Tại đây, ông bị đau yếu và truyền lại binh quyền cho Triệu Quang Phục.
Ngày 13 - 4 - 548, Lý Nam Đế mất.
TRIỆU VIỆT VƯƠNG (TRIỆU QUANG PHỤC)
Hình thành:
Sau khi Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục xưng vương và lấy hiệu là Triệu Việt Vương, kéo quân về đóng tại Dạ Trạch (Hưng Yên ngày nay). Dân gian còn gọi ông là Dạ Trạch vương.
Vào năm 550, ông đã đánh thắng quân Lương suy yếu và dành lại độc lập cho nước nhà.
Xung đột với người nhà họ Lý:
Khi Lý Nam Đế thất trận, người anh của ông là Lý Thiên Bảo và Lý Phật Tử đã bỏ chạy thoát thân sang Lào, trốn trong động Dã Năng và xưng vương ở đó.
Đến năm 547, Lý Phật Tử kéo quân về nước với cớ đòi lại ngôi của nhà Tiền Lý. Triệu Việt Vương nghĩ tình nên chia đất còn gả con gái mình cho con của Lý Phật Tử.
Năm 571, Lý Phật Tử phản trắc, đem quân đánh Triệu Việt Vương khiến ông phải gieo mình xuống biển tự vẫn.
HẬU LÝ NAM ĐẾ (571 - 602)
Sau khi thắng trận, Lý Phật Tử xưng đế và đóng đô tại Phong Châu.
Năm 602, nhà Tùy đem quân đánh nước ta lần nước, Lý Phật Tử hoảng sợ đầu hàng. Thế là nước ta một lần nữa bị chiếm và rơi vào thời kỳ Bắc thuộc lần 3.
Nguồn tham khảo:
"Các triều đại Việt Nam" - Quỳnh Cư & Đỗ Đức Hùng
Hình ảnh: Google
Hình ảnh: Google
Khởi nghĩa Bà Triệu (248)
Diễn biến:
Sau khi một thời gian dài Bắc thuộc lần thứ 2, lần lượt các cuộc khởi khĩa của nghĩa binh người Việt nổ ra nhắm chống lại triều đình phương Bắc.
Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Vua Bà Triệu Thị Trinh vào năm 248 (thế kỷ thứ III).
Vào năm Bà 19 tuổi, Bà cùng anh vào núi lập căn cứ khởi nghĩa ở Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hóa). Đấy là một vùng thung lũng giữa hai núi đá vôi, vừa gần biển vừa là cửa ngõ ra đồng bằng.
Năm 248, nghĩa quân bắt đầu tấn công đồn trại của quân Ngô, các thành ấp đều lần lượt thất trận, quan quân Ngô bỏ chạy, tan tành.
Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa đã làm cho thứ sử Giao Châu hoảng sợ mà chạy mất tích.
Kết thúc:
Vua Ngô bèn phái Lục Dận đem 8000 quân tinh nhuệ đánh lại và tái chiếm Giao Châu, Cửu Chân. Đánh đến đâu hắn mua chuộc các thủ lĩnh người Việt đến đó.
Sau 6 tháng, nghĩa quân thất bại dù đã chống trả quyết liệt, Bà hy sinh anh dũng trên núi Tùng (Thanh Hóa). Lúc đó Bà mới 23 tuổi.
Sau này, vua Lý Nam Đế (Lý Bí) nhà Tiền Lý khen Bà là người trung dũng, nên đã sai lập miếu thờ và phong là "Bật chính anh liệt hùng tài trinh nhất phu nhân".
Nay đền thờ Bà có tại Phú Điền, Thanh Hóa.
Nguồn tham khảo:
"Các triều đại Việt Nam" - Quỳnh Cư & Đỗ Đức Hùng
Bắc thuộc lần thứ hai (43 - 541)
Tình hình:
Sau khi đánh bại Hai Bà Trưng, Mã Viện đem đất Giao Chỉ sáp nhập vào nhà Đông Hán.
Chia thành 3 quận là Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gồm khoảng 50 huyện. Đứng đầu vẫn là Thứ sử từ Trung Quốc. Chế độ Lạc tướng cha truyền con nối của người Việt bị bãi bỏ.
Tất cả các luật lệ đều theo người Hán. Dân chúng sống như người Hán và học chữ Hán, tôn vua người Hán là "thiên tử".
Hàng năm vẫn như trước, cống nạp các sản vật của cải quý hiếm của đất rừng nước Nam cho phương Bắc, từ sừng tê, ngà voi, ngọc trai, gỗ trầm, san hô, đồi mồi...ngay cả đến người thủ công tài hoa cũng bị coi là đồ cống nạp.
Sau thời Đông Hán, Trung Quốc về thời Tam Quốc, nước ta thuộc Đông Ngô của Tôn Quyền.
Nước ta thuộc nhà Đông Ngô thời Tam Quốc. Nguồn ảnh: vi.wikipedia.org (nhấp vào để phóng to) |
Kết thúc thời Tam Quốc, nước ta rơi vào tay các nhà nước phong kiến nhỏ thời Lưỡng Tấn Nam Bắc triều, thay quyền nhau cai trị.
Các cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ của người Việt nhanh chóng bị đánh bại, tiêu biểu nhất là cuộc Khởi nghĩa Bà Triệu vào năm 248, thời kỳ Bắc thuộc này kéo dài gần 500 năm.
Mãi cho đến năm 541, khi mà cuộc khởi nghĩa của Lý Bí thắng lợi và lập ra nhà nước phong kiến Tiền Lý, đặt tên nước là Vạn Xuân thì thời kỳ Bắc thuộc lần hai này mới chấm dứt.
Nguồn tham khảo: wikipedia.org
"Các triều đại Việt Nam" - Quỳnh Cư & Đỗ Đức Hùng
"Các triều đại Việt Nam" - Quỳnh Cư & Đỗ Đức Hùng
Khởi nghĩa Hai bà Trưng (40 - 43)
Nguyên nhân:
Sau khi thôn tín nhà Triệu, nhà Hán đổi nước ta thành Giao Chỉ và giao cho các thái thú trong coi. Đến thời của thái thú Tô Định. Ông ta áp bức dân lành, đặt thuế cao, bắt cống nạp nhiều phẩm vật quý hiếm của đất Giao Chỉ giao về cho nhà Hán.
Người lên rừng tìm chim thú lạ, người xuống biển lặng mất xác để tìm ngọc châu, đồi mồi. Ruộng nương thì bị người Trung Nguyên kéo sang tranh giành, ỷ thế cậy quyền chiếm đoạt các vùng đất màu mỡ. Khắp chốn Giao Chỉ chỉ toàn là nhân dân lầm than, giết chóc đủ điều.
Hai bà Trưng (nhấp vào để phóng to) |
Diễn biến:
Tức thế trước áp bức của quân xâm lược, năm 40 tại vùng đất Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay), hai chị em Trưng Trắc và Trung Nhị đã nổi dậy chống lại nhà Hán. Trước lúc đó, Thi Sách là chồng của Trưng Trắc đã bị Tô Định giết trong trận chiến tại Chu Diên.
Hưởng ứng theo hai Bà, nhân dân khắp nơi nổi dậy cùng theo đoàn quân tiến đánh thành Luy Lâu. Đoàn tượng binh của Trưng Trắc và Trưng Nhị đã làm cho Tô Định khiếp vía mà bỏ chạy về Nam Hải.
Trong một thời gian ngắn, tin thắng trận khắp nơi bay về và đất nước đã sạch bóng quân thù. Hai bà Trưng được tôn lên làm vua và đóng đô ở Mê Linh. Họ đã miễn thuế cho nhân dân trong hai năm.
Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng (40 - 43) |
Kết thúc:
Năm 41, Mã Viện đem 20 vạn quân tiến đánh nước ta. Trưng nữ Vương cùng nhân dân cả nước một lần nữa dốc hết sức mình chống lại thế địch mạnh. Chiến trường kéo dài từ Lãng Bạc (một phần Quảng Ninh và Bắc Ninh ngày nay) đến Cấm Khê (Hà Tây).
Hàng vạn người con đất Việt đã nằm lại đây, nước sông Hồng nhuộm đỏ một màu. Mã Viện đã lấy lại 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân với 91 vạn nhân khẩu.
Hàng vạn người con đất Việt đã nằm lại đây, nước sông Hồng nhuộm đỏ một màu. Mã Viện đã lấy lại 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân với 91 vạn nhân khẩu.
Hai bà Trưng chống giặc đến mũi tên, ngọn giáo cuối cùng và hai Bà đã tự gieo mình xuống dòng Hát Giang vào ngày mùng 6 tháng 2 năm 43. Nước ta lại rơi vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai.
Nguồn tham khảo: wikipedia.org
Hình ảnh: Google
Hình ảnh: Google
"Các triều đại Việt Nam" - Quỳnh Cư & Đỗ Đức Hùng
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)