Bắc thuộc lần thứ hai (43 - 541)

Tình hình:
Sau khi đánh bại Hai Bà Trưng, Mã Viện đem đất Giao Chỉ sáp nhập vào nhà Đông Hán. 

Chia thành 3 quận là Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gồm khoảng 50 huyện. Đứng đầu vẫn là Thứ sử từ Trung Quốc. Chế độ Lạc tướng cha truyền con nối của người Việt bị bãi bỏ.

Tất cả các luật lệ đều theo người Hán. Dân chúng sống như người Hán và học chữ Hán, tôn vua người Hán là "thiên tử".

Hàng năm vẫn như trước, cống nạp các sản vật của cải quý hiếm của đất rừng nước Nam cho phương Bắc, từ sừng tê, ngà voi, ngọc trai, gỗ trầm, san hô, đồi mồi...ngay cả đến người thủ công tài hoa cũng bị coi là đồ cống nạp.

Sau thời Đông Hán, Trung Quốc về thời Tam Quốc, nước ta thuộc Đông Ngô của Tôn Quyền.

Bắc thuộc lần hai (43 - 541)
Nước ta thuộc nhà Đông Ngô thời Tam Quốc.
Nguồn ảnh: vi.wikipedia.org

(nhấp vào để phóng to)

Kết thúc thời Tam Quốc, nước ta rơi vào tay các nhà nước phong kiến nhỏ thời Lưỡng Tấn Nam Bắc triều, thay quyền nhau cai trị.

Các cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ của người Việt nhanh chóng bị đánh bại, tiêu biểu nhất là cuộc Khởi nghĩa Bà Triệu vào năm 248, thời kỳ Bắc thuộc này kéo dài gần 500 năm.

Mãi cho đến năm 541, khi mà cuộc khởi nghĩa của Lý Bí thắng lợi và lập ra nhà nước phong kiến Tiền Lý, đặt tên nước là Vạn Xuân thì thời kỳ Bắc thuộc lần hai này mới chấm dứt.


Nguồn tham khảo: wikipedia.org
"Các triều đại Việt Nam" - Quỳnh Cư & Đỗ Đức Hùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét